Got a TV Licence?

You need one to watch live TV on any channel or device, and BBC programmes on iPlayer. It’s the law.

Find out more
I don’t have a TV Licence.

Tường thuật trực tiếp

Thời gian tính bằng giờ Anh

  1. Bà Kamala Harris có phải là Phó Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên thăm VN?

    Trong khi một số báo VN gọi đây là “chuyến thăm đầu tiên của một phó tổng thống Mỹ tới VN”, phía Mỹ không chia sẻ quan điểm đó. Trang VOA News của chính phủ Hoa Kỳ viết bà Kamala Harris là phó TT đầu tiên tới thăm Hà Nội sau 1975.

    Còn trang history.state.gov lưu trữ chi tiết các chuyến thăm của lãnh đạo Mỹ tới Đông Nam Á qua nhiều giai đoạn còn ghi rõ Phó TT Richard Nixon đã thăm Sài Gòn, Đà Lạt năm 1953 và hội đàm với Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam (State Chief) Bảo Đại, và Phó TT Lyndon Johnson đã thăm VNCH tháng 5/1963, thời Tổng thống Ngô Đình Diệm.

  2. Kamala Harris khai trương Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á mới tại Việt Nam

    Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu khi ra mắt Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Hà Nội
    Image caption: Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu khi ra mắt Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Hà Nội

    Phó tổng thống Kamala D. Harris đã khai trương Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Hà Nội, Việt Nam.

    Văn phòng khu vực mới sẽ tăng cường năng lực của CDC nhằm đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ người dân Mỹ và người dân trong khu vực thông qua việc ứng phó với các mối đe dọa về y tế một cách nhanh chóng hơn, dù các mối đe dọa này xảy ra ở bất cứ nơi nào, đồng thời xây dựng các mối quan hệ chủ chốt nhằm giải quyết những ưu tiên chung về y tế.

    Phó tổng thống Harris tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ với hợp tác an ninh y tế khu vực và nhắc lại những lời kêu gọi hành động về công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với đại dịch.

    “Thông qua văn phòng này, chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các đối tác khu vực nhằm chia sẻ các chiến lược và tăng cường khả năng phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm hiện nay và trong tương lai. Thành tựu này là kết quả của nhiều năm hợp tác cấp cao giữa các chính phủ của chúng ta. Đây cũng là một cơ hội quan trọng cho các quốc gia chúng ta cùng nhau thảo luận các ưu tiên an ninh y tế chung,” Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ Xavier Becerra phát biểu.

    “CDC có sự hiện diện lâu dài ở khu vực Đông Nam Á. Quan hệ đối tác lâu dài của chúng tôi với các quốc gia trong khu vực ASEAN đã giúp tăng cường năng lực của các cơ sở xét nghiệm y tế công cộng, các trung tâm ứng phó khẩn cấp, các hệ thống giám sát và tất cả các công cụ này đều đang được phát huy tối đa trong đại dịch hiện nay. Văn phòng khu vực mới sẽ xây dựng dựa trên các quan hệ đối tác hiện có và giúp chúng ta cùng nhau phát triển mạnh mẽ hơn,” Giám đốc CDC, Tiến sĩ Y khoa Rochelle Walensky cho biết.

    Tiến sĩ Y khoa John MacArthur sẽ giữ cương vị Giám đốc CDC khu vực Đông Nam Á.

    Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí này, Tiến sĩ MacArthur là Giám đốc quốc gia CDC Thái Lan trong hơn 6 năm.

    Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu khi ra mắt Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Hà Nội
    Image caption: Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu khi ra mắt Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Hà Nội
  3. Những cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ

    Nhìn lại những cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ

    Trong đại dịch Covid-19, Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho Việt Nam khoảng 20,9 triệu đôla tới nay. Trong đó có:

    • 12,5 triệu đôla từ USAID
    • 7,2 triệu đôla từ CDC
    • 1,2 triệu đôla cho 2 máy PCR, 77 tủ âm sâu bảo quản vaccine và 2 máy giải trình tự DNA

    Bên cạnh đó, 5 triệu liều vaccine Moderna đã được đưa đến Việt Nam.

    Ngày 25/8, ở Hà Nội, bà Phó Tổng thống Kamala Harris loan báo Mỹ tặng thêm cho Việt Nam 1 triệu liều vaccine Pfizer, dự kiến đến nơi trong vòng 24 giờ.

    BBC
  4. Yếu tố Trung Quốc trong quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ

    Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.

    "Hiện một bộ phận trong giới lãnh đạo Việt Nam có cái nhìn khá tiêu cực về Mỹ. Họ cho rằng chiến lược của Mỹ chỉ sử dụng Việt Nam để đối phó với Trung Quốc, khi tập trung vào an ninh rất nhiều."

    Mặt khác, ông Phương cũng nhìn nhận nếu không có yếu tố Trung Quốc, Việt Nam đã không nhanh chóng tăng cường quan hệ với Mỹ như vậy.

    "Một trong những điều quan trọng trong quan hệ Việt Nam và Mỹ là việc Việt Nam coi đâu là mối đe dọa lớn nhất của mình về mặt an ninh. Muốn xác định được đúng hướng đi chiến lược thì phải nhận định được mối đe dọa lớn nhất của mình nằm ở đâu.", ông Phương nói.

    BBC
    Image caption: So sánh mức tài trợ vaccine của Mỹ và Trung Quốc dành cho Việt Nam

    Theo nhà nghiên cứu này, ở Việt Nam, hiện mối đe dọa này được chia làm hai:

    "Theo quan điểm của chính quyền thì mối thách thức an ninh lớn nhất là an ninh đối nội, tức sự ổn định của nhà nước, tính độc tôn của đảng là thứ mà Việt Nam cho là lớn nhất. Trong khi đó, vấn đề chủ quyền lãnh thổ dù cũng rất quan trọng, nhưng lại đứng hàng thứ hai. Yếu tố an ninh đối nội được đặt lên hàng đầu và Việt Nam coi đối tượng lớn nhất trong vấn đề này là Mỹ."

    "Khi coi Mỹ là đối tượng lớn nhất, thì rõ ràng Việt Nam không thể tăng cường mối quan hệ quá nhanh với Mỹ và phải nhìn về phía Trung Quốc như một yếu tố cân bằng," ông Phương phân tích.

    So sánh mức đầu tư của Mỹ và Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2011 đến 2020
    Image caption: So sánh mức đầu tư của Mỹ và Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2011 đến 2020

    Còn Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế nói:

    "Tôi nghĩ bà Kamala Harris muốn Việt Nam trở thành một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ, tránh lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

    Đây là điều tốt đẹp hơn cho Việt Nam trong thời gian tới khi Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và các nhà đầu tư của Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, hiện đang đổ vào Việt Nam rất nhiều. Vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng công nghệ trong dịch Covid-19 càng đặt ra vấn đề cấp thiết không chỉ trong cơn đại dịch sắp tới mà trong tương lai.

    Đó có thể là yếu tố khác, xuất phát từ mối đe dọa của Trung Quốc làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ trở thành một phần của chuỗi cung ứng này và đây là tin tốt cho nền kinh tế Việt Nam cũng như cho các nhà đầu tư vào Việt Nam trong tương lai."

    Đọc toàn bài tại đây.

  5. PTT Mỹ Harris nói muốn nâng cấp mối quan hệ với VN

    Tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bà Harris nói:

    "Tôi cũng muốn nói thêm là trong khi chúng ta đang xem xét việc cần làm để nâng cao mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược, thì cuộc gặp này cũng gửi thông điệp tích cực đến những thành viên và người dân cũng như khu vực khi ta có mối quan hệ hợp tác sâu sắc hơn."

    Đồng thời, bà Harris cũng nói rất vinh dự là Phó tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua.

    Bà muốn tập trung tăng cường mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ tiếp tục của chúng tôi đối với một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập.

    Đọc nguyên bài tại đây.

    Getty Images
  6. PTT Mỹ Kamala Harris hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

    Reuters

    Tại cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bà Kamala Harris đã kêu gọi các nước trong khu vực gây áp lực nhiều hơn lên Trung Quốc.

    Bà Harris cho biết: “Chúng ta cần phải tìm cách gây áp lực và gia tăng sức ép đối để Bắc Kinh buộc phải tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển và thách thức các tuyên bố chủ quyền trên biển hung hăng và bắt nạt của nước này”.

    Theo The Strait Times, bà Harris nói rằng Mỹ muốn nâng cấp mối quan hệ với Việt Nam lên quan hệ đối tác chiến lược.

    Bài phát biểu của bà Harris hôm thứ Tư là lần thứ hai bà lên tiếng tấn công Bắc Kinh trong chuyến thăm khu vực của mình.

    Hôm qua, bà cáo buộc Bắc Kinh chèn ép và hăm dọa các nước khác tại Biển Đông, nơi vốn là điểm nóng trong khu vực từ nhiều năm nay.

    "Những tuyên bố bất hợp pháp này đã bị bác bỏ bởi quyết định của Tòa Trọng tài hồi năm 2016, và các hành động của Bắc Kinh tiếp tục làm xói mòn trật tự theo quy định pháp luật, đe dọa tới chủ quyền của các nước," bà nói.

    Bà Harris nhắc tới chiến thắng pháp lý lịch sử của Philippines trước Trung Quốc liên quan tới tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

    Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan, tuyên bố chủ quyền đối với các vùng của Biển Đông.

  7. PTT Mỹ Kamala Harris công bố tặng thêm 1 triệu liều Pfizer cho VN

    Hãng tin AP nói Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã công bố việc Mỹ tặng Việt Nam thêm 1 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19, và sẽ bắt đầu cung cấp trong vòng 24 giờ tới.

    Thông tin này được bà Kamala Harris công bố trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng nay tại Hà Nội.

    Còn theo Hãng tin Reuters, tại cuộc hội đàm, Phó tổng thống Harris cho biết Mỹ sẽ tặng Việt Nam 1 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech.

    View more on twitter
  8. Nhờ Trung Quốc, Việt Nam gần Mỹ hơn?

    Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, từng chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng khi nói về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, người ta đề cập yếu tố Trung Quốc.

    "Mọi người thường nghĩ về Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và điều đó tạo ra thách thức như thế nào là điều quan trọng," ông nói. Tuy nhiên, ông cho rằng "bản thân Việt Nam cũng rất quan trọng".

    "Không phải chỉ vì Trung Quốc, mà vì Việt Nam quan trọng. Việt Nam có 100 triệu dân. Đó là một đất nước phát triển năng động. Và nó là một phần của khu vực năng động có ý nghĩa lớn đối với Hoa Kỳ," ông chia sẻ.

    Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương nhìn nhận, nếu không có yếu tố Trung Quốc, Việt Nam đã không nhanh chóng tăng cường quan hệ với Mỹ như vậy.

    Tuy nhiên, ông Phương cho rằng, về mặt chiến lược, yếu tố Trung Quốc là quan trọng nhưng trong tương tác với Đông Nam Á, Mỹ không nên đặt vấn đề Trung Quốc lên đầu.

    "Nếu đặt Trung Quốc lên hàng đầu, các nước Đông Nam Á sẽ rất ngại vì họ không muốn ngả hẳn theo bên nào hết, họ không muốn chọn Mỹ mà đối đầu với Trung Quốc. Cho nên, về mặt phát ngôn, Mỹ sẽ không quá nhấn mạnh vào Trung Quốc. Khi Bộ trưởng Austin thăm Singapore, ông cũng nói thẳng là không bắt các nước Đông Nam Á chọn phe," ông đánh giá.

    Đọc toàn bài tại đây.

    Getty Images
  9. Bà Kamala Harris đến Việt Nam là cuộc 'thăm dò'?

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương đánh giá với BBC News Tiếng Việt:

    "Hai chuyến thăm liền kề của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Phó Tổng thống Harris cho thấy Việt Nam là đối tác rất quan trọng của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. Thông qua các chuyến đi này, Mỹ cũng muốn Việt Nam đa dạng hóa quan hệ với Mỹ, không chỉ đơn thuần vấn đề an ninh và Trung Quốc."

    "Nếu như chuyến thăm của ông Austin là an ninh, thì vấn đề trọng tâm của bà Harris là kinh tế, y tế và nhân quyền. Thông điệp ở đây là mối quan hệ giữa hai bên là đa dạng và đa chiều," ông phân tích.

    Theo ông Phương, chuyến công du của bà Harris sẽ là sự thăm dò để trả lời cho câu hỏi hai bên phải làm gì và sau đó làm gì kế tiếp để thúc đẩy quan hệ. Đó là sự thăm dò các lãnh đạo Việt Nam để có thể nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược, nếu nâng cấp thì cần giải tỏa điều gì, thực hiện điều gì để quan hệ trở nên thực chất hơn.

    Đọc toàn bài tại: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58315173

    Getty Images
    Image caption: Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris rời máy bay khi bà đáp xuống sân bay Nội Bài, Việt Nam, vào ngày 24 tháng 8 năm 2021.
  10. Tường thuật trên Facebook của BBC News Tiếng Việt

    Chuyến máy bay của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris từ Singapore đến Việt Nam tối 24/8 đã bị hoãn ba giờ đồng hồ do một cuộc điều tra về nghi ngờ xảy ra 'Hội chứng Havana' cho nhân viên Mỹ ở Hà Nội.

    Bà Harris đã đáp xuống Nội Bài vào khoảng 10h tối, giờ Hà Nội.

    View more on facebook
  11. Phó Tổng thống Mỹ Harris chỉ trích TQ về chuyện Biển Đông

    Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong bài phát biểu tại Singapore, nơi bà đang có chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á, đã công kích Trung Quốc.

    Bà cáo buộc Bắc Kinh chèn ép và hăm dọa các nước khác tại Biển Đông, nơi vốn là điểm nóng trong khu vực từ nhiều năm nay.

    Bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ "sát cánh cùng các đồng minh của chúng tôi nhằm đương đầu với các đe dọa".

    Chuyến đi của bà Harris được coi như nỗ lực nhằm tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực.

    Đọc toàn bài.

    Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đáp xuống sân bay tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 24 tháng 8 năm 2021
    Image caption: Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đáp xuống sân bay tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 24 tháng 8 năm 2021
  12. ‘Hội chứng Havana’: Kamala Harris đến muộn vì Mỹ điều tra sự cố y tế tại Hà Nội

    Chuyến máy bay của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris từ Singapore đến Việt Nam tối 24/8 đã bị hoãn ba giờ đồng hồ do một cuộc điều tra về nghi ngờ xảy ra 'Hội chứng Havana' cho nhân viên Mỹ ở Hà Nội.

    Bà Harris đã đáp xuống Nội Bài vào khoảng 10h tối, giờ Hà Nội.

    Hội chứng Havana là tên gọi của một loạt các sự cố sức khỏe bí ẩn được cho là xảy ra lần đầu tiên với các nhà ngoại giao Mỹ và các nhân viên chính phủ khác ở thủ đô Cuba bắt đầu từ năm 2016.

    Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với CBS News rằng có một vụ tại Hà Nội với triệu chứng giống "Hội chứng Havana" như đã xảy ra ở Cuba.

    Đây không phải là trường hợp đầu tiên được báo cáo về "Hội chứng Havana" ở Việt Nam, quan chức này cho biết.

    Còn Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội ra thông cáo:

    "Cuối giờ chiều nay, phái đoàn công tác của Phó Tổng thống đã bị trì hoãn trong việc rời Singapore bởi vì Văn phòng Phó Tổng thống đã được thông báo về một báo cáo về một sự việc y tế mới đây có thể là bất thường tại Hà Nội, Việt Nam. Sau khi đánh giá một cách cẩn trọng, quyết định được đưa ra là chuyến thăm sẽ tiếp tục.

    Phái đoàn sẽ rời Singapore vào tối nay và tới Hà Nội, Việt Nam."

    Hội chứng Havana, lấy tên từ những trường hợp đầu tiên xảy ra cho nhân viên Mỹ ở Havana, Cuba, vào năm 2016.

    Các triệu chứng thay đổi nhưng thường nạn nhân chóng mặt, nôn ói, ù tai, mất thăng bằng, thính giác lẫn trí nhớ.

    Đọc toàn bài.

    Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đáp xuống sân bay tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 24 tháng 8 năm 2021
    Image caption: Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đáp xuống sân bay tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 24 tháng 8 năm 2021
  13. Hoa Kỳ sẽ 'cụ thể, thẳng thắn' về nhân quyền với Việt Nam?

    Mặc dù nhân quyền không phải là nội dung được đặt cao như một ưu tiên trong chuyến thăm chính thức của Phó Tổng thống Hoa Kỳ tới Hà Nội, Mỹ sẽ đề cập vấn đề này một cách 'cụ thể, thẳng thắn' với đối tác Việt Nam, ý kiến từ giới quan sát thời sự và bang giao Mỹ - Việt nói với BBC hôm thứ Ba.

    Đọc toàn bài.

  14. Bà Kamala Harris thăm Việt Nam, nhấn mạnh ưu tiên gì về ngoại giao của Mỹ?

    Chuyến thăm của bà Harris cho thấy những ưu tiên chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam, nhưng vẫn còn những khác biệt mà hai bên cần đối thoại.

    Đọc toàn bài.