Got a TV Licence?

You need one to watch live TV on any channel or device, and BBC programmes on iPlayer. It’s the law.

Find out more
I don’t have a TV Licence.

Tường thuật trực tiếp

Thời gian tính bằng giờ Anh

  1. 48 giờ Kamala Harris ở Hà Nội: Ngắn ngủi nhưng tác động lâu dài

    Chiều 26/8, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã tạm biệt Hà Nội, với hoạt động cuối cùng là cuộc họp báo 20 phút.

    Dựa theo tài liệu của phía Hoa Kỳ và Việt Nam, chúng tôi dựng lại các hoạt động của bà trong 48 giờ thăm Việt Nam.

    Đọc toàn bài ở đây.

  2. Kamala Harris vừa về, Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội ra tuyên bố

    Phái đoàn Mỹ lên xe lúc 3 giờ 25 để ra sân bay Nội Bài, kết thúc chuyến thăm. Chuyến bay sẽ dừng ở Guam để tiếp liệu.

    Máy bay của bà Kamala Harris sẽ hạ cánh xuống Honolulu, Hawaii và sau đó bà sẽ về San Francisco, California.

    Facebook của Sứ quán Mỹ tại Hà Nội đăng lời cảm ơn:

    "Cảm ơn Việt Nam! Chúng tôi biết ơn về sự hiếu khách của các bạn trong suốt chuyến thăm của Phó Tổng thống Harris. Khi Phó Tổng thống Harris rời Việt Nam, chúng tôi trông đợi tiếp tục công việc của mình để tăng cường quan hệ và mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam."

    "Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, bao gồm an ninh khu vực, ứng phó toàn cầu đối với đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và các nỗ lực chung của chúng ta nhằm thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ."

    Cùng ngày 26/8, Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội cho đăng tuyên bố chính thức trên Facebook của họ, "bày tỏ lập trường đối với việc Phó Tổng thống Mỹ có phát biểu công kích Trung Quốc trong chuyến thăm Việt Nam".

    Tuyên bố có đoạn: "Chúng tôi khuyến cáo phía Mỹ, đừng coi nhẹ quyết tâm kiên cường, ý chí kiên định, năng lực mạnh mẽ của nhân dân Trung Quốc để bảo vệ lợi ích phát triển và an ninh chủ quyền quốc gia!"

    "Đừng cọi nhẹ tính quan trọng của việc độc lập tự chủ trong tấm lòng nhân dân các nước trong khu vực, đừng đánh giá quá cao vị thế và uy quyền "nước đứng đầu liên minh" của mình. Các nước trong khu vực sẽ không chạy theo gậy chỉ huy của Mỹ, càng sẽ không bị lôi vào thế trận chống lại Trung Quốc của Mỹ."

    Sau chuyến bay kéo dài 6 tiếng 20 phút, phía Mỹ thông báo máy bay Air Force 2 chở bà Kamala Harris từ Hà Nội đã hạ cánh xuống đảo Guam.

  3. Đại sứ quán Mỹ viết trong thông cáo báo chí 25/08

    Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội

    (Về) Nhân quyền và Xã hội Dân sự: Chính quyền Biden-Harris coi nhân quyền là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Theo đó, trong thời gian thăm Việt Nam, Phó Tổng thống Harris đã nhấn mạnh vai trò thiết yếu của xã hội dân sự đối với sự phát triển toàn cầu.Thúc đẩy xã hội dân sự và vận động chính sách cấp cơ sở: Hoa Kỳ ủng hộ xã hội dân sự của Việt Nam và vận động cho quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng và lập hội ở Việt Nam - quan điểm mà Phó Tổng thống Harris đã bày tỏ tại các cuộc gặp với lãnh đạo Chính phủ.

  4. Bà Kamala Harris đã có chuyến thăm VN 'thành công'

    Nhà báo Nguyễn Giang viết trên trang BBC News Tiếng Việt:

    "Như thông cáo báo chí Đại sứ quán Hoa Kỳ vừa công bố chiều 25/08/2021 giờ Hà Nội, Phó Tổng thống Kamala Harris và "các lãnh đạo chính phủ Việt Nam" cam kết "Tăng cường Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam".

    Người Mỹ đã đi từ Sài Gòn ra Hà Nội, trở lại đầy đủ, toàn diện và có tầm nhìn chiến lược.

    Thành công này có giúp để bà Kamala Harris một ngày lên làm Tổng thống Hoa Kỳ hay không thì chúng ta còn chờ xem.

    Thế nhưng điều dễ thấy là khi đón nhận các món quà của Hoa Kỳ mà Harris mang tới, chính phủ Việt Nam đã ghi điểm trong dư luận nước này.

    Điều làm Việt Nam nổi bật từ nhiều năm qua là con số cao người dân kiên trì ưu ái nước Mỹ và cả lãnh đạo Mỹ (US leadership), bất kể họ thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa (xem thêm bài của CSISvà của Pew Research Center).

    Phải chăng đây mới là nền tảng cho quan hệ bền vững của hai nước trong nhiều năm tới đây?

    Xem toàn bài: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-58341442

  5. Trung Quốc: 'Chuyến công du của Harris đến Việt Nam là sai thời điểm, sai mục tiêu và tác động tiêu cực'

    Trung Quốc: 'Chuyến công du của Harris là sai thời điểm, sai mục tiêu và có tác động tiêu cực'
    Image caption: Trung Quốc: 'Chuyến công du của Harris là sai thời điểm, sai mục tiêu và có tác động tiêu cực'

    Thời báo Hoàn Cầu trong một bài xã luận đăng tối ngày 25/8 cho rằng chuyến công du của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Việt Nam là ‘sai thời điểm, sai mục tiêu và có tác động tiêu cực’.

    Theo bài viết này thì việc bà Harris vận động hành lang trong khi nước Mỹ vừa bỏ rơi Afghanistan ‘cho thấy sức thống lĩnh của Mỹ đã sụt giảm và ý đồ muốn gieo rắc sự bất hòa tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương’.

    Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc trích nhận xét từ các chuyên gia quan hệ quốc tế trong nước cho rằng, những gì xảy ra ở Afghanistan cho thấy là đối tác của Mỹ chỉ chịu tấn thảm kịch.

    Đồng thời các chuyên gia này khẳng định Hà Nội không bao giờ muốn làm tổn hại đến mối bang giao với Bắc Kinh vì không thể từ bỏ những quan hệ thương mại và kinh tế quan trọng.

    Liên quan đến vấn đề vaccine, bài báo này cũng nhắc lại sự giúp đỡ của Trung Quốc vào thời điểm Việt Nam căng thẳng nhất vì dịch bệnh trong khi Mỹ chỉ có nói mà không có hành động gì.

    Ngoài ra bài báo cũng lên án việc Mỹ cho rằng vaccine Trung Quốc có hiệu quả thấp nhằm mục đích phục vụ cho nền ngoại giao vaccine của Washington tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

  6. Người Việt Nam đón bà Kamala Harris theo cách của mình

    Kamala Harris

    Không được ra phố, người Việt vào trang Facebook Sứ quán Mỹ đón bà Kamala Harris từ tối 24/8.

    Những lời chúc và biết ơn nước Mỹ chiếm phần lớn, bằng tiếng Việt và Tiếng Anh. Nhiều người vui, trước hết vì Việt Nam được Hoa Kỳ tặng thêm một triệu liều vaccine Pfizer.

    Danh khoản Phạm Thị Hường bày tỏ: "Cảm ơn người Mỹ, các bạn là dân tộc được kính mến nhất vì sự hào phóng, trách nhiệm cộng đồng và vô cùng nhân đạo. I love you."

    To Hong Phong viết: "Xin cảm ơn Bà đã thay mặt Chính phủ & nhân dân Mỹ đã có hành động nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ người dân VN chúng tôi trong lúc khó khăn dịch bệnh này."

    "Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành tới bà Phó Tổng thống và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ. Sự giúp đỡ này là rất tốt và mọi người chúng tôi hy vọng vaccine này sẽ đến được với tất cả mọi người và mọi tầng lớp trong xã hội. Chúa phù hộ cho bạn và đất nước của bạn." ý kiến của Nguyên Phan.

    Phát Trần Angel Beat cảm thán: "Thật tuyệt vời. Rất cảm ơn sự giúp đỡ của nước mỹ. Số vaccine đó thật sự rất cần thiết trong lúc này đối với chúng tôi."

    Đọc toàn bài tại đây.

  7. VN ‘chưa thể nâng quan hệ với Hoa Kỳ lên ‘đối tác chiến lược’?

    Trang South China Morning Post, trong bài của Bắc Phạm và Bennett Murray (25/08/2021) có trích thuật các chuyên gia về tình hình VN cho rằng họ “nghi ngại rằng Hà Nội muốn đặt mục tiêu địa chính trị của mình gần tới mức như vậy với Washington, vì đối tác chiến lược sẽ gửi ra thông điệp nhấn mạnh đến hợp tác quân sự song phương”.

    “Việt Nam ở cạnh Trung Quốc nên mọi hành động đều cần phải tính đến phản ứng từ Trung Quốc,” TS Lê Đăng Doanh từ HN được trích dẫn nói trong bài báo tiếng Anh từ Hong Kong.

    US, Vietnam, Kamala Harris
  8. Bà Kamala Harris không gặp nhà bất đồng nào?

    Sáng 26/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có cuộc gặp với đại diện một số nhóm xã hội dân sự tại Việt Nam.

    Trong số này chỉ có đại diện LGBT, môi trường, người khuyết tật.

    Không thấy có gương mặt nào đại diện cho giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam như cựu Tổng thống Obama đã từng gặp năm 2016.

    Kamala Harris, civil society, Vietnam, human rights
  9. Vaccine Pfizer Mỹ viện trợ thêm đã về tới TP.HCM

    500.000 liều vaccine Pfizer thuộc lô viện trợ thêm 1 triệu liều được Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố ngày 25/8 đã về tới TP.HCM trong tối cùng ngày.

    Sáng 26/8, bà Kamala Harris đã đi thăm kho trữ vaccine Pfizer do Mỹ viện trợ tại Kho vaccine tiêm chủng quốc gia thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương ở Hà Nội.

    Theo bà Harris, Mỹ đã quyên tặng cho Việt Nam tổng cộng 6 triệu liều vaccine.

    Kamala Harris, vaccine, Vietnam
  10. Bà Kamala Harris gặp gỡ những ai trong nhóm xã hội dân sự?

    Theo lịch trình, sáng nay Phó Tổng thống Mỹ sẽ gặp gỡ các nhóm xã hội dân sự tại Việt Nam.

    Một cuộc thảo luận bàn tròn giữa bà Harris và các nhóm vận động của Việt Nam bắt đầu lúc 10:13 sáng.

    Họ là tổ chức và cá nhân làm việc về các vấn đề liên quan đến quyền của người khuyết tật, người chuyển giới, môi trường và cộng đồng LGBTQI+ gồm:

    • Ông Chu Thanh Hà: Người vận động quyền của người chuyển giới

    • Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Người vận động quyền của người khuyết tật

    • Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Live & Learn, Nhà vận động môi trường

    • Ông Đoàn Thanh Tùng, Người ủng hộ LGBTQI +

    Tại buổi gặp gỡ này, bà Harris chia sẻ:

    "Chúng tôi tin rằng chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới theo nhiều cách, chúng ta ở trong một thế giới mà phần lớn được định hình bởi sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng rõ ràng giữa người và người,” bà Harris nói.

    “Và theo cách đó, tôi coi sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau dựa trên một số vấn đề, bao gồm vấn đề quyền con người.”

    Bà Harris nói thêm "người khuyết tật cần được tiếp cận đầy đủ và đó là điều mà chúng tôi vẫn đang nỗ lực để đạt được ở Hoa Kỳ."

    "Người chuyển giới xứng đáng được tiếp cận sự bình đẳng trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đây là vấn đề mà chúng tôi vẫn phải đối mặt ở Hoa Kỳ và ở đây cũng là vấn đề ở Việt Nam".

  11. Vì sao Mỹ rút tàu sân bay duy nhất ở châu Á - Thái Bình Dương?

    Hoa Kỳ đã buộc phải di chuyển tàu sân bay duy nhất của mình ở châu Á - Thái Bình Dương, Ronald Reagan, đến Trung Đông vào tháng 6 để giúp rút quân ở Afghanistan.

    Việc này có gây ra những hệ lụy gì tại Biển Đông hay không? Việt Nam và các nước Đông Nam Á có ảnh hưởng gì trong cuộc đối đầu với Trung Quốc hay không?

    Xem chi tiết tại đây.

    USS Ronald Reagan
    Image caption: Tàu sân bay USS Ronald Reagan
  12. PTT Mỹ lên án cuộc đảo chính ở Myanmar

    Cũng trong khuôn khổ sự kiện ký thỏa thuận về việc xây dựng đại sứ quán mới giữa Mỹ và Việt Nam, bà Harris nói về tình hình Myanmar:

    "Lưu ý rằng, vào thời điểm mà chúng ta tán dưuong các y tá và bác sĩ, chúng ta đặc biệt lo lắng về tình hình ở Myanmar, nơi quân đội tiếp tục tấn công vào các chuyên gia y tế.

    Tổng thống Joe Biden và tôi vô cùng lo ngại về cuộc đảo chính quân sự và những vụ vi phạm nhân quyền diễn ra sau đó. Chúng tôi lên án bạo lực và đứng về phía người dân Myanmar.

    Điều này phải kết thúc.

    Và hôm nay, chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi chấm dứt bạo lực, trả tự do cho những người bị giam giữ một cách bất công và khôi phục nhanh chóng con đường dẫn đến dân chủ."

    Trước đó, phóng viên Johnathan Head của BBC bình luận:

    "Kamala Harris chắc chắn sẽ thúc giục các nước Đông Nam Á hành động quyết đoán hơn để giúp khôi phục nền dân chủ ở Myanmar, nhưng Mỹ vẫn nói rằng họ chấp nhận việc ASEAN,

    Hiệp hội gồm 10 thành viên của các quốc gia Đông Nam Á, nên đi đầu trong các nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Và cho đến nay, chính sách ngoại giao của ASEAN đối với Myanmar đã diễn ra với tốc độ ảm đạm.

    Việc chấp nhận vai trò trung tâm của ASEAN có ý nghĩa quan trọng đối với các chính phủ ở đây, vốn bị suy yếu bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, và sự thống trị của cái gọi là 'Quad' (bộ tứ kim cương) nhằm chỉ quan hệ đối tác chiến lược mới của Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ, trong Ngoại giao của Hoa Kỳ."

  13. Những tù chính trị nào sẽ được trả tự do sau chuyến thăm của bà Harris?

    Chính phủ Việt Nam có khả năng trả tự do một số tù nhân chính trị dưới sức ép của Mỹ hay không?

    Đọc toàn bài tại đây:

    Vietnam, political prisoners
  14. Bà Kamala Harris nói gì về sự cố Hội chứng Havana?

    Trong lễ ký thỏa thuận về địa điểm đại sứ quán mới giữa Mỹ và Việt Nam, diễn ra ở Hà Nội, khi được hỏi về sự cố y tế Hội chứng Havana, bà Phó tổng thống đã trả lời:

    "Đây là thông điệp của tôi tới nhân viên đại sứ quán: Cảm ơn. Những người làm việc ở các đại sứ quán của chúng tôi trên khắp thế giới là những công chức phi thường, là những người đại diện cho những điều tốt đẹp nhất mà Hoa Kỳ tin tưởng và khao khát trở thành, là người hàng xóm tốt cho các đối tác và đồng minh của chúng tôi trên toàn cầu.

    Và đặc biệt, trong năm rưỡi vừa qua, đội ngũ tại các đại sứ quán của chúng tôi đã làm việc với sự hy sinh cá nhân rất lớn trong bối cảnh dịch Covid – bởi việc bị phong tỏa, hạn chế được áp đặt lên những nhu cầu tự nhiên và khả năng tự nhiên của họ, như việc cần phải hiện diện, cần phải thâm nhập cộng đồng, cần phải tham gia vào những gì tốt đẹp nhất của hoạt động ngoại giao.

    Vì thế, thay mặt Tổng thống và nhân danh cá nhân, tôi xin cảm ơn đội ngũ nhân sự đại sứ quán, ngài Đại biện Lâm thời đã làm việc tại đây mỗi ngày để đại diện cho những gì tốt đẹp nhất của nước Mỹ trong việc thực hiện cam kết của chúng ta trong các mối quan hệ đối tác khắp thế giới và tại Việt Nam này."

    Getty Images
  15. "Dân chủ hóa phải do Việt Nam tự quyết định"

    Trong chuyến thăm Việt Nam tuần này, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tái khẳng định nhân quyền là 'trung tâm trong chính sách đối ngoại' của Tổng thống Joe Biden.

    Văn bản Tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, công bố ngày 25/8, nói: "Hoa Kỳ ủng hộ xã hội dân sự của Việt Nam và ủng hộ quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng và lập hội ở Việt Nam — như Phó Tổng thống đã nêu ra trong các cuộc gặp chính phủ."

    Chuyến thăm của bà Kamala Harris cũng đặt ra hy vọng cho một số nhà quan sát rằng có thể một số tù nhân chính trị được trả tự do sau đó.

    Đọc toàn bài phỏng vấn Will Nguyễn tại đây.

    Will Nguyen
  16. Vị thế của VN trên Biển Đông được củng cố sau chuyến thăm của bà Harris?

    Chuyến thăm Hà Nội của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris diễn ra khi căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục leo thang, trong khi chính trường thế giới đầy biến động, mà tâm điểm mới nhất là cuộc rút quân của Mỹ tại Afghanistan.

    Có nhiều ý kiến cho rằng Mỹ khó lòng xoay trục sang châu Á như dự kiến, do đó sẽ ảnh hưởng tới việc kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông, đẩy Việt Nam và các nước Đông Nam Á vào tình thế khó khăn hơn.

    Vị thế của Việt Nam trên Biển Đông và trước Trung Quốc sẽ trông thế nào sau chuyến thăm của bà Harris?

    Đọc toàn bài tại đây

    Vietnam, Kamala Harris
  17. Kamala Harris 'công kích' TQ và đề nghị tăng cường hợp tác với VN

    Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris không chỉ gây chú ý khi bày tỏ công khai sự ủng hộ của bà về nâng cấp quan hệ đối tác song phương Mỹ - Việt hiện nay lên tầng nấc mới, mà tại Hà Nội bà đã lần thứ hai trong chuyến công du Đông Nam Á, sau Singapore, lên tiếng công kích Trung Quốc 'hung hăng' ở Biển Đông.

    Đọc toàn bài viết ở đây.

  18. Hoa Kỳ và đồng minh tập trận, tăng cường hiện diện ở Biển Đông

    Là một trong những quốc gia tuyên bố chủ quyền tại vùng biển có tranh chấp, nhưng "Việt Nam không thể cạnh tranh được với Trung Quốc trên Biển Đông", một chuyên gia an ninh từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói với BBC News Tiếng Việt.

    Bắc Kinh sẽ tiếp tục có những hành động khẳng định chủ quyền trên Biển Đông như sử dụng tàu đánh cá, hay tàu hải cảnh trong khu vực tranh chấp, cho nên Việt Nam "cần phải phối hợp với các đối tác trong khu vực và Hoa Kỳ để đương đầu với Trung Quốc", ông Mark F. Cancian, Cố vấn Cấp cao từ CSIS nói.

    Video content

    Video caption: Hoa Kỳ và các đồng minh tập trận vì Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở
  19. Kamala Harris: Vaccine Mỹ tặng VN 'sẽ tới trong 24 giờ'

    Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 25/8 tại Hà Nội, Phó Tổng thống Harris đã công bố việc Mỹ tặng Việt Nam thêm 1 triệu liều vaccine Pfizer ngừa Covid-19.

    Video content

    Video caption: Phó TT Kamala Harris: Vaccine Mỹ tặng VN 'sẽ tới trong 24 giờ'
  20. Toàn văn ‘sách lược’ của Mỹ về chuyến thăm Hà Nội của Kamala Harris

    Ngày 25/8 trong lúc Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang ở Hà Nội, trang web Nhà Trắng công bố văn bản có tựa đề Tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

    Văn bản này tiết lộ những thông báovà nội dung trao đổi của bà Kamala Harris tại Việt Nam, đồng thời thể hiện tầm nhìn chiến lược của Mỹ về quan hệ với Việt Nam.

    Bấm vào đây để xem bản dịch toàn bộ văn bản này, của BBC News Tiếng Việt.